Mô hình quốc tế

Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Israel

Israel là một nước nhỏ ở Trung Đông có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 2/3 diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu nơi đây cực kỳ khô hạn không thích hợp cho nông nghiệp. Khoảng 1/4 diện tích Israel là đất nông nghiệp. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường. Tổng diện tích đất canh tác đã tăng từ 1.650 km2 (năm 1948) lên 4.300 km2 hiện nay, số cộng đồng nông nghiệp tăng từ 400 lên 725. Sản lượng nông nghiệp tăng 16 lần, nhanh gấp 3 lần tốc độ tăng dân số (Russell A. Stone, 2020).

Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng đồng HTX Kibbutz và Moshav (Russell A. Stone, 2020; FAO, 2013). Kibbutz- được hình thành từ năm 1949 và tồn tại cho đến ngày nay, theo tiếng Do Thái có nghĩa là “tổ hợp” hay là “hợp tác xã”, một hình thức tổ chức kinh tế nông – công nghiệp nông thôn độc nhất vô nhị trên thế giới đang tồn tại ở Israel.

Hiện nay trên toàn đất nước Israel có khoảng 270 Kibbutz, trung bình mỗi Kibbutz này có trên dưới 300 xã viên, hoạt động tương tự như nhau, sở hữu những cánh đồng trồng cây nông nghiệp, trại chăn nuôi gia súc, các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ như sản xuất bột giặt, đồng hồ đo nước xuất khẩu, van và khớp nối ống nước… Kiến trúc Kibbutz theo hình tròn, tâm điểm là các công trình công cộng. Tỏa đều ra từ trung tâm là các hộ dân, mỗi hộ được chia 4,5 ha đất. Phần giáp trung tâm là nhà ở, phía sau là đất canh tác hay chăn nuôi. Lãnh đạo Kibbutz gồm một hội đồng 21 người do tất cả xã viên trên 18 tuổi bầu, Hội đồng bầu chọn chủ nhiệm. Chủ nhiệm là người duy nhất có lương, chịu trách nhiệm điều phối mọi hoạt động của Kibbutz trong nhiệm kỳ 4 năm.

Kibbutz là mô hình kinh tế đặc biệt với nguyên tắc đặc trưng “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, trong đó tài sản và các phương tiện sản xuất được sở hữu chung và mọi quyết định được hội đồng các thành viên bỏ phiếu tán thành. Trong Kibbutz, các thành viên có trách nhiệm và tận tụy với cộng đồng, mặt khác họ được đáp ứng mọi nhu cầu từ lúc sơ sinh đến khi về già. Mọi thành viên thuộc gia đình các xã viên Kibbutz đều được ăn miễn phí hàng ngày hai bữa sáng và trưa tại một bếp ăn tập thể ở giữa làng tổ chức theo hình thức phục vụ món ăn tự chọn, riêng bữa tối, các gia đình tổ chức ăn ở nhà để cho gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong gia đình mình.

Các xã viên Kibbutz không cần phải mua xe ôtô riêng. Mỗi Kibbutz đã mua khoảng 60 ôtô con các loại để tại một bãi xe có người trông coi. Nếu xã viên nào cần dùng xe, chỉ việc vào website của Kibbutz rồi tìm chọn những xe nào còn rỗi thì cứ việc tới bãi xe lấy chìa khoá ôtô mình cần để dùng thoải mái theo nhu cầu. Xăng, sửa chữa và các chi phí khác cho xe do Kibbutz chịu trách nhiệm. Trường hợp cần xe lớn hơn những chiếc xe có sẵn, xã viên có thể yêu cầu ban quản lý xe đi thuê theo yêu cầu của mình, Kibbutz sẽ thanh toán cho tiền thuê đó. Kibbutz xây dựng và cấp miễn phí nhà ở cho các gia đình xã viên. Khi cần xây dựng mở rộng và cải tạo theo ý mình, chủ nhà trao đổi với ban quản trị sẽ có đội xây dựng đến thực hiện theo yêu cầu của chủ nhà, Kibbutz thanh toán chi phí.

Kibbutz cấp miễn phí hoặc trả toàn bộ tiền điện, nước, gas cho các gia đình xã viên. Con em xã viên được Kibbutz cấp học bổng toàn phần cho thời gian học 12 năm phổ thông và đại học trong nước. Khi các xã viên và con cái họ ốm đau, Kibbutz chịu trách nhiệm thanh toán hoàn toàn mọi chi phí về y tế căn cứ vào thực tế chữa bệnh theo nhu cầu.

Xã viên Kibbutz được nghỉ hưu theo quy định chung của nhà nước ở tuổi 69 đối với nam giới, 67 đối với nữ giới. Nhưng ở Kibbutz nếu muốn, xã viên có thể tiếp tục làm việc trong thời gian tuỳ thích.Khi tuổi già, sức yếu hoặc bệnh tật, xã viên được đến trại dưỡng lão miễn phí hoặc được Kibbutz thuê người lao động nước ngoài đến chăm sóc tại gia đình. Ngoài các hưởng thụ theo nhu cầu do Kibbutz chi phí, mỗi xã viên được nhận phụ cấp 350 USD/tháng (1.300 shekol/tháng) để chi phí cá nhân. Mức phụ cấp này bằng nhau đối với tất cả mọi người, không phân biệt vị trí công tác của xã viên dù là giám đốc, chủ nhiệm hay người lao động bình thường.

Moshav cũng là một loại hình HTX nông nghiệp độc đáo của Israel. Đây là một làng nông nghiệp trong đó mỗi một gia đình đều duy trì trang trại riêng của mình. Hợp tác giữa các thành viên trong Moshav được áp dụng trong việc mua bán, tiếp thị và cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng, chính họ cung cấp phần lớn lượng nông sản cho đất nước. Moshav thực chất là một dạng tổ chức HTX phức tạp của Israel, bao gồm năm thành tố:

(1) Là một tập thể hợp tác toàn diện trên mười lăm phương diện: tín dụng và tiết kiệm, kế toán, hưu trí, bảo hiểm, cung cấp nguyên liệu đầu vào, sản xuất, tưới tiêu, tích trữ hàng, xử lý sản phẩm, tiếp thị, tiêu thụ, xây dựng, nhà ở, vận tải và các dịch vụ kỹ thuật;

(2) Mỗi Moshav gắn liền với một làng mạc nào đó và mọi dân làng đều là thành viên.
Vì vậy, danh tính của Moshav cũng chính là danh tính của một làng cùng toàn thể cộng đồng cư dân;

(3) Moshav cung cấp toàn diện những dịch vụ cần thiết cho cộng đồng, gồm giáo dục, tôn giáo, văn hóa, hoạt động xã hội, phong trào thanh thiếu niên, thể thao, y tế, công viên, xử lý rác thải, ánh sáng công cộng, đường sá và các tiện ích cho người cao tuổi. Trưởng làng là người chịu trách nhiệm trong cung cấp các dịch vụ cộng đồng này cũng đồng thời là chủ nhiệm hợp tác xã;

(4) Các thành viên trong cộng đồng đều phải tự nguyện sống trong Moshav và tham gia các hoạt động của nó. Tuy nhiên, mỗi cá nhân tự lựa chọn cách thức làm việc của mình trong mọi khía cạnh công việc, làm những gì họ thấy là hợp lý và phù hợp nhất cho khả năng của mình;

(5) Các thành viên trong Moshav chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là khi có khó khăn. Sự chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên cho phép vận hành một cơ chế tín dụng hợp tác, trong đó các thành viên cùng tham gia vay các khoản tín dụng và cùng chia sẻ nghĩa vụ thanh toán.

Sưu tầm

Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Nhật Bản

Tại Nhật Bản, 98% nông dân là thành viên của hơn 850 HTX nông nghiệp đa chức năng. Ở khu vực nông thôn, các HTX nông nghiệp đa chức năng đóng vai trò quan trọng với nhiệm vụ cung cấp hầu hết các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cho nông dân như cung cấp nguyên liệu đầu vào, máy móc, thiết bị nông nghiệp, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, y tế, tổ chức các cửa hàng bán lẻ, cung cấp đồ gia dụng, xây dựng nhà tang lễ, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, các câu lạc bộ sinh hoạt cộng đồng,…v.v. Hệ thống các HTX nông nghiệp được tổ chức từ cấp cơ sở cho đến các liên hiệp HTX cấp tỉnh và liên hiệp các HTX nông nghiệp trung ương Nhật Bản, trong đó Liên minh HTX nông nghiệp Nhật Bản là tổ chức cấp cao nhất mang tính đại diện cho nông dân, cho phong trào HTX và triển khai các hoạt động chính trị, tham gia xây dựng chính sách pháp luật, hướng dẫn về tổ chức và quản lý, cung cấp các hoạt động thông tin, đào tạo, kiểm toán,… Hơn nữa, ở Nhật Bản còn có các liên đoàn HTX nông nghiệp chuyên ngành với chức năng hỗ trợ các HTX nông nghiệp triển khai các hoạt động kinh tế trong từng lĩnh vực hay chăm lo đến đời sống tinh thần của nông dân, như Liên đoàn cung tiêu quốc gia các HTX nông nghiệp, Liên đoàn bảo hiểm tương hỗ quốc gia các HTX nông nghiệp, Ngân hàng Trung ương các HTX nông – lâm – ngư nghiệp, Liên đoàn phúc lợi quốc gia các HTX nông nghiệp, Liên đoàn thông tin báo chí quốc gia các HTX nông nghiệp, các cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe,…

 HTX nông nghiệp Nhật Bản là do người dân lập ra và hoạt động vì người nông dân. Những người điều hành HTX là những người được đào tạo nghiệp vụ bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng phải chịu sự giám sát từ ban kiểm soát độc lập. Tất cả chức vụ này đều do xã viên bầu ra một cách dân chủ. Người điều hành chịu áp lực rất lớn từ các thành viên của HTX: nông dân không phải là người phụ thuộc vào HTX mà trái lại, sự sống còn của HTX phải phụ thuộc vào người nông dân.

Hoạt động của hệ thống HTX Nhật Bản được tổ chức một cách chặt chẽ với những mục tiêu và định hướng rõ ràng. Tất cả các nông sản sản xuất bởi HTX nông nghiệp Nhật Bản đều đảm bảo một quy chuẩn chất lượng chung (nông nghiệp 3H – Healthy, High quality, High technology – sức khỏe, chất lượng cao, công nghệ cao), được gắn cùng một nhãn hàng “JA” và có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Không bó hẹp trong việc hỗ trợ quy trình sản xuất HTX nông nghiệp Nhật Bản thúc đẩy tư duy và tầm nhìn của người nông dân Nhật Bản với những mục tiêu: duy trì năng suất, duy trì giá cổ phiếu thực phẩm, quảng bá các chương trình hỗ trợ lương thực, thực phẩm, liên kết với các chương trình hỗ trợ quốc tế, mở rộng các chương trình về an ninh lương thực quốc tế, hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình và phúc lợi xã hội, hỗ trợ các nghiên cứu nông nghiệp liên quốc gia, thiết lập hệ thống thương mại nông nghiệp.

HTX nông nghiệp Nhật Bản với 2/3 nông dân tham gia làm thành viên, là đầu mối áp dụng khoa học – kĩ thuật từ khi mới được thành lập, nơi những người dân có thể chia sẻ các thiết bị công nghệ nông nghiệp hiện đại và đắt tiền, với chính sách mỗi vùng một sản phẩm, toàn bộ khu vực sản xuất đều được giám sát bằng camera và các thiết bị cảm ứng. Để làm được điều này, những người nông dân Nhật phải có trình độ nhất định và tinh thần hợp tác cao. Từ khi HTX là đơn vị công lập, chính phủ Nhật Bản đã chú trọng phát triển dịch vụ tư vấn nông nghiệp, trong đó không chỉ tư vấn, đào tạo ứng dụng khoa học công nghệ mà còn kết hợp tư vấn về chi tiêu tài chính, tiềm năng của từng giống cây trồng…

Đến nay, toàn bộ nông dân Nhật Bản có thể tự cập nhật và chia sẻ các thông tin về giá cả thị trường, cổ phiếu nông nghiệp, thời tiết, khoa học – kỹ thuật… thông qua một nền tảng trực tuyến kết nối những cá nhân, tổ chức nông nghiệp. Các HTX hợp tác với các trường đại học và thành lập một liên minh gọi là: “Liên đoàn Đại học HTX” (NFUCA) với hơn 1,4 triệu thành viên. Trong đó, các sinh viên, giảng viên của các trường vừa là người tiêu thụ nông sản do HTX sản xuất, đồng thời cũng quảng bá, đào tạo các công nghệ mới và liên kết thực hiện các nghiên cứu ứng dụng.

HTX nông nghiệp Nhật Bản có vai trò rất quan trọng trong đóng góp phát triển nông nghiệp. Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng thể chế HTX và ban hành nhiều chính sách phát triển và mở rộng nhằm thông qua đó có thể giúp người nông dân nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, các HTX nông nghiệp ở Nhật Bản thời kỳ mới thành lập cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn như trình độ quản lý yếu kém, thiếu vốn, thiếu sự trao đổi thông tin giữa các thành viên HTX, chính sách của Chính phủ đối với hoạt động của HTX chưa rõ ràng và chưa mang lại hiệu quả, đất đai của các thành viên HTX rất manh mún, liên kết các hoạt động trong HTX kém hiệu quả… Trong quá trình xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, để giải quyết những bất cập nói trên, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành các chính sách thúc đẩy HTX phát triển như: i) Chính sách tái cấu trúc tổ chức HTX; ii) chính sách quy hoạch vùng và theo hướng mỗi làng một sản phẩm (One-village One product); iii) Chính sách phát triển khoa học công nghệ; iv) chính sách phát triển công nghiệp chế biến với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm và tăng giá trị nông sản; v) chính sách khuyến nông nhằm tăng cường năng lực cho các thành viên của HTX; vi) chính sách tổ chức tiêu thụ nông sản qua chợ đấu giá.

Để HTX hoạt động hiệu quả, với tinh thần chủ đạo là tương trợ lẫn nhau, các hộ xã viên đóng góp cổ phần và thông qua đại hội xã viên bầu ra Ban quản lý HTX. Do tự nguyện liên kết hoạt động một cách có tổ chức, các hoạt động kinh tế của xã viên được HTX quản lý một cách thường xuyên liên tục và HTX nông nghiệp có thể huy động xã viên giúp đỡ vô điều kiện cho HTX.

Một đặc điểm nổi bật khác của HTX nông nghiệp Nhật Bản đó là hình thức hợp tác trong phân phối chứ không hợp tác trong sản xuất. HTX nông nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu: i) Cung cấp cho nông dân các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, hoá chất nông nghiệp, thức ăn, trang thiết bị sản xuất và kỹ thuật cho sản xuất trồng trọt và chăn nuôi gia súc cũng như các hàng hoá cần dùng cho nông hộ; ii) giúp nông dân tiêu thụ các sản phẩm bằng cách thu gom, bảo quản dự trữ và bán các sản phẩm nông nghiệp và vật nuôi dựa vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia và quốc tế.

Mặc dù HTX là một tổ chức kinh tế nhưng đối với các HTX vai trò của các tổ chức đoàn thể rất được coi trọng minh chứng là Hội phụ nữ có ở hầu hết các HTX nông nghiệp, còn Đoàn thanh niên thì được tổ chức ở nhiều HTX. Một chính sách đáng lưu ý là quy hoạch vùng và theo hướng mỗi làng một sản phẩm (One village-One product). Các thành viên của HTX được khuyến khích sản xuất những sản phẩm đặc trưng của vùng, cung cấp tất cả các hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến sản phẩm. Đây có thể xem là một trong những chính sách có giá trị thực tiễn hỗ trợ các HTX khởi nghiệp.

Các HTX nông nghiệp Nhật Bản được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc HTX nông nghiệp; Liên đoàn HTX nông nghiệp tỉnh; HTX nông nghiệp cơ sở. Các HTX nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng. Từ năm 1961 trở về trước các HTX đơn chức năng khá phổ biến. Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các HTX nông nghiệp nhỏ thành HTX nông nghiệp lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của HTX nông nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các HTX nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân. Có thể thấy ưu nhược điểm của HTX nông nghiệp Nhật Bản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của chúng.

Các HTX nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thường đảm đương các nhiệm vụ sau: i) Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất. ii) Giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Do đó, mặc dù các HTX nông nghiệp là đơn vị hạch toán độc lập nhưng các HTX không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân. Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản do HTX tiêu thụ, HTX đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho HTX. Tỷ lệ hoa hồng HTX chiết khấu của xã viên thấp nhằm tiết giảm chi phí và tăng cạnh tranh của sản phẩm. Các HTX tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ ở chợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc với các khách hàng lớn như công ty, bệnh viện… HTX đã mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản.

HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý. Các HTX đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp cho những người ở các vùng xa xôi có thể có được hàng hoá mà không chịu cước phí quá đắt.

HTX nông nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp, nếu có trợ cấp chính phủ cho HTX thì khoản này được dùng để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp. Ở Nhật Bản, HTX nông nghiệp cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh, một ngân hàng HTX nông nghiệp được thành lập và hoạt động để giúp các HTX quản lý số tín dụng cho tốt và được quyền cho các tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp.

HTX nông nghiệp còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân. Hơn nữa, các HTX còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các HTX và địa phương. Các HTX nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần HTX thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp HTX nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ương.

Như vậy, có thể thấy rằng HTX nông nghiệp Nhật Bản đã phát triển từ các đơn vị đơn năng đến ngày nay trở thành các đơn vị đa năng dịch vụ mọi mặt cho cho nhu cầu của nông dân và tổ chức liên kết quy mô lớn toàn quốc. Một nước công nghiệp hoá như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó HTX nông nghiệp, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào HTX tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.

Sưu tầm

Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hoa Kỳ

Trên thế giới nhiều nước có phong trào Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) phát triển mạnh như Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Canada. Tại Hoa Kỳ, HTXNN chiếm thị phần quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho xã hội, hỗ trợ nông dân cạnh tranh với doanh nghiệp, nhiều HTXNN có doanh thu hàng tỷ đô la và cạnh tranh trên phạm vi toàn cu. HTXNN ở Hoa Kỳ là tổ chức tự nguyện của những người nông dân sản xuất các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (USDA, 2013). Dưới tác động ca toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ, tại Hoa Kỳ đã và đang diễn ra quá trình chuyển đổi mạnh về mô hình tổ chức và thay đi về môi trường pháp lý cho HTXNN hoạt động. Bài viết này tổng kết lại quá trình phát triển HTXNN ở Hoa Kỳ từ khi có HTXNN đầu tiên đến nay; tổng quan môi trường pháp lý cho HTXNN phát triển; từ đó, đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1. Sự phát triển của HTXNN Hoa Kỳ

HTXNN đầu tiên của Hoa Kỳ được thành lập năm 1810. Đó là hợp tác xã sữa ở Goshen (bang Connecticut) và hợp tác xã sản xuất pho mát ở South Trenton (bang New Jersey). Sau đó, các hợp tác xã (HTX) trong các ngành khác cũng được thành lập ở các địa bàn khác. Tuy nhiên, do thiếu sự lãnh đạo có tổ chức và chỉ giới hạn hoạt động trong phạm vi cộng đồng của mình nên phần lớn các HTX trong giai đoạn đầu này không thành công.

HTX có tổ chức đầu tiên là Hiệp hội chủ trang trại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1867 như một hội kín với mục đích là phục hồi lại mối quan hệ giữa các trang trại ở miền Nam và miền Bắc sau Nội chiến. Trong bối cảnh điều kiện kinh tế nghèo nàn của những chủ trang trại, Hiệp hội tin rằng, HTX là một trong các giải pháp hỗ trợ các trang trại và từ đó đã hỗ trợ tổ chức hàng trăm HTX thu mua và thương mại nông nghiệp trong giai đoạn 1870-1890. Năm 1875, Hiệp hội đã chấp nhận nguyên tắc Rochdale. Sau đó, nguyên tắc này đã trở nên quen thuộc với nhiều nông dân trên khắp đất nước.

HTX ở Hoa Kỳ phát triển bùng nổ trong thập kỷ đầu của thế kỷ XX do khung pháp lý cho hoạt động của HTX đã được ban hành. Nhiều HTX thành lập trong thời kỳ đó vẫn hoạt động đến nay. Để bảo vệ mình, các HTXNN đã thành lập các Hiệp hội ở cấp bang và liên bang như Liên đoàn HTX Hoa Kỳ, Liên hiệp người sản xuất sữa quốc gia Viện Nghiên cứu Hợp tác Hoa Kỳ, Hội đồng Quốc gia HTXNN. Các hiệp hội cung cấp thông tin về sản phẩm, đào tạo thành viên, cũng như gây ảnh hưởng đến quá trình lập pháp có liên quan đến HTX.

Số lượng HTXNN ở Hoa Kỳ đạt đỉnh vào năm 1930 với khoảng 12 nghìn HTX, nhưng sau đó đã giảm dần. Từ những năm 1940, HTXNN Hoa Kỳ bước vào giai đoạn tái cấu trúc lớn và xu hướng đó tiếp tục cho đến ngày nay. Hợp nhất, củng cố và mở rộng của các HTX vùng là những xu hướng chung của HTXNN Hoa Kỳ. Đến năm 1960, số lượng HTXNN chỉ còn 9.163 nhưng số lượng thành viên HTX lại tăng từ 3,1 triệu lên 7,2 triệu. Thị phần của HTXNN cũng tăng. Năm 1955, HTXNN thương mại có hơn 19% sản phẩm nông nghiệp và cung cấp hơn 13% đầu vào sản xuất nông nghiệp. HTXNN cũng trở nên đa dạng và liên kết dọc nhiều hơn. Trong những năm 1950, một số HTX hạt ngũ cốc đã vươn ra thị trường quốc tế. Từ sau năm 1960, số lượng thành viên HTX bắt đầu giảm cùng với xu hướng giảm số lượng HTX. Đến năm 1980, Hoa Kỳ chỉ còn 6.282 HTXNN với số lượng khoảng 5,4 triệu thành viên, tức là giảm gần 50% so với năm 1930.

Sự tăng trưởng nông nghiệp thuận lợi trong giai đoạn 1973-1979 đã dẫn đến tình trạng HTXNN vay quá nhiều vốn, trong khi lại rơi vào tình trạng xuất khẩu nông sản gặp khó khăn vào năm 1980. Sự giảm giá hạt ngũ cốc và hạt có dầu dẫn đến giá trị đất giảm, làm cho sản xuất nông nghiệp đình trệ. Tỷ lệ lãi suất cao ở mức hai con số cộng với giá trị đất giảm đã buộc các HTX phải tái đầu tư vốn và giảm quy mô hoạt động, và có HTX buộc phải tuyên bố phá sản.

Trong những năm 1990, sự tăng tốc của nền kinh tế và ngành nông nghiệp Hoa Kỳ cộng với sự ra đời Tổ chức Thương mại Thế giới và Hiệp định Thương mại Tự do Bấc Mỹ đã mở ra cơ hội cho các HTXNN Hoa Kỳ xâm nhập vào thị trường thế giới. Bối cảnh này thúc đẩy các HTX hợp nhất để hình thành nên các HTX lớn hơn, cạnh tranh hơn, và kết quả là số lượng HTX và số lượng thành viên tiếp tục suy giảm. Xu hướng giảm số lượng HTX và thành viên HTX tiếp tục cho đến hiện nay. Năm 2015, Hoa Kỳ chỉ còn 2.047 HTXNN với 1,92 triệu thành viên. Tuy nhiên, khối lượng và thị phần của các HTXNN lại tăng.

Đi ngược lại xu hướng số lượng HTX và số lượng thành viên giảm thì số lượng thành viên và doanh thu trung bình của một HTXNN Hoa Kỳ lại tăng lên. Năm 1930, trung bình một HTXNN có khoảng 258 thành viên, năm 1980 có khoảng 856 thành viên, và đến năm 2015 có 938 thành viên, về doanh thu, trung bình một HTXNN năm 1930 là 0,21 triệu USD, năm 1980 là 10,55 triệu USD, và năm 2015 là 87,88 triệu USD.

Tuy nhiên, người nông dân vẫn cảm thấy là lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp không thay đổi hoặc giảm đi. Những người nông dân trẻ, vốn thích đầu tư vào thị trường chứng khoán, đòi hỏi phải có lợi nhuận tăng lên và được trả ngay tức khắc cho các khoản đầu tư của họ vào HTX. Do vậy, các HTX phải xem xét các phương án sắp xếp vốn đầu tư và đó là môi trường cho sự ra đời của các HTX thế hệ mới.

2. Chuyển đổi mô hình tổ chức HTXNN ở Hoa Kỳ

Hiện tại, hợp tác xã nồng nghiệp Hoa Kỳ có ba loại hình tổ chức là: i) HTX truyền thống; ii) HTX thế hệ mới; Hi) HTX doanh nghiệp.

2.1. HTX truyền thống

HTX truyền thống là các HTX được tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc: i) Tự chủ, tự chịu trách nhiệm; ii) Thành viên HTX là người sử dụng dịch vụ của HTX; iii) Chỉ thành viên mới có quyền góp vốn dưới dạng cổ phần và số lượng cổ phần nắm giữ bởi mỗi thành viên là hạn chế; iv) Quyền biểu quyết gắn với tư cách thành viên chứ không gắn với số tiền đầu tư; v) Mỗi thành viên là một phiếu bầu; vi) Lợi nhuận phân chia cho thành viên dựa trên mức độ sử dụng dịch vụ của thành viên và do HTX tự quyết định.

Mô hình HTX truyền thống không chấp nhận những trường hợp góp vốn mà không sử dụng dịch vụ của HTX. Các HTXNN áp dụng mô hình này từ buổi đầu phong trào HTX và cho đến nay, nhiều HTXNN Hoa Kỳ vẫn hoạt động theo mô hình này. Mô hình HTX truyền thống có một số hạn chế như: vấn đề đi xe miễn thuế, thành viên không muốn đóng góp vốn, vấn đề chủ nghĩa cơ hội giữa các thành viên.

2.2.Mô hình HTX thế hệ mới (New Generation Cooperative)

HTX thế hệ mới là tên gọi chi các HTXNN gắn liền với hoạt động chế biến nhàm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp của thành viên HTX. Các HTX thế hệ mới đầu tiên được thành lập ở các bang North Dakota và Minnesota, Hoa Kỳ. Các HTX này được thành lập bởi người sản xuất của các sản phẩm có thị trường ngách mới nổi. HTX thế hệ mới đại diện cho thế hệ nông dân trẻ sẵn sàng giải quyết những thách thức như thiếu quy định cho hoạt động của thị trường, thị trường ngách chuyên môn hóa và việc gia tăng điều phối và liên kết dọc trong ngành hàng. HTX thế hệ mới đã trở thành một chiến lược thành công trong phát triển nông thôn như thủc đẩy tăng thu nhập, việc làm và dân cư nông thôn.

HTX thế hệ mới có bốn đặc trưng khác so với HTX truyền thống gồm:

Thứ nhất, là sự gắn kết chặt chẽ giữa lượng vốn góp của thành viên với quyền bán sản phẩm của thành viên cho HTX. Theo đó, tỷ lệ quyền bản sản phẩm cho HTX mà một thành viên có đúng bằng tỷ lệ vốn gộp của thành viên đó so với tổng vốn góp của tất cà thành viên HTX mà có quyền bán sản phẩm cho HTX. Ví dụ, nếu tổng nhu cầu nguyên liệu cho xưởng chế biến sữa là 100% thì một thành viên nắm giữ 5% tổng vốn góp của các thành viên sẽ có quyền bán lượng sữa cho HTX chiếm 5% tổng lượng sữa sử dụng của xưởng chế biến.

Ngoại trừ trường hợp rủi ro khách quan, thành viên HTX phải giao đúng, đủ số lượng sản phẩm với chất lượng cam kết cho HTX. Nếu thành viên không sản xuất đủ thì thành viên hoặc phải mua sản phẩm nơi khác để giao đủ số lượng theo hợp đồng cam kết với HTX, hoặc chịu chi phí tương ứng với lượng sản phẩm bàn giao thiếu mà HTX phải đi mua nơi khác. Ngược lại, HTX có trách nhiệm nhận số lượng sản phẩm của thành viên theo hợp đồng.

Thứ hai, số lượng thành viên của HTX thế hệ mới hạn chế và việc kết nạp thành viên là tương đối đóng, số lượng thành viên phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực hoạt động của HTX. Một thành viên mới chỉ có thể gia nhập HTX khi nhận được quyền bán sản phẩm từ thành viên cũ, hoặc HTX mở rộng công suất hoạt động và phát hành quyền bán sản phẩm cho thành viên mới.

Thứ ba, HTX thế hệ mới là vốn cổ phần góp của thành viên có thể được trao đổi mua bán. Tức là sau đợt phát hành cổ phần đầu tiên, một thành viên có thể bán vốn cổ phần của mình cho người khác (thành viên hiện tại của HTX thế hệ mới hoặc thành viên mới) với điều kiện có sự đồng ý của hội đồng quân trị (HĐQT).

Đặc trưng thứ tư là HTX thế hệ mới có quyền phát hành cổ phần ưu đãi ra ngoài thành viên. Tuy nhiên, cổ phần ưu đãi không có quyền biểu quyết trong HTX và được nhận cổ tức hàng năm theo thỏa thuận của HTX nhưng mức tối đa không quá 8%/năm. Mức 8% được quy định trong luật HTX của các bang.

Ưu điểm của HTX thế hệ mới: i) Giải quyết được các vấn đề hạn chế gắn liền với HTX truyền thống, như đi xe miễn phí, đầu tư vốn của thành viên, cơ hội; ii) Tạo thuận lợi cho HTX huy động vốn; iii) Khuyến khích thành viên cùng làm việc cho thành công của xưởng chế biến và HTX; iv) Thành viên HTX có thể hưởng lợi từ ba nguồn: giá bán sản phẩm ổn định, được chia lợi nhuận của HTX, có thể nhận được giá trị cao hơn từ giá cổ phần khi bán lại. Giá mua bán cổ phần cao khi xưởng chế biến hoạt động hiệu quả và ngược lại, qua đó thành viên có thể có lợi hoặc lỗ. Từ đó khuyến khích thành viên hoạt động để HTX hoạt động hiệu quả; v) Thành viên trong HTX thế hệ mới khá đồng đều về mức độ sử dụng dịch vụ và hoạt động chế biến thường hạn chế ở một nhóm sản phẩm nên HTX thế hệ mới dễ đạt được một mục tiêu chung và tối thiểu hóa xung đột giữa các thành viên…

2.3. Mô hình HTX Wyoming (hay mô hình Doanh nghiệp HTX)

Sự thành công của HTX thế hệ mới và sự quan tâm ngày càng tăng về nâng cao giá trị gia tăng của nông nghiệp đã khuyến khích đổi mới HTX hơn nữa.

Nhằm khắc phục việc hạn chế thu hút vốn đầu tư vào HTX, của những người không phải là thành viên HTX, một nhóm nông dân chăn nuôi cừu ở Wyoming đã khởi xướng một đạo luật mới của bang về HTX và đã được thông qua vào năm 20011 Luật này hợp pháp hóa việc thành lập một tổ chức lai giữa HTX và công ty trách nhiệm hữu hạn, được gọi là mô hình HTX Wyoming.

HTX Wyoming gồm hai loại thành viên: (1) thành viên là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX; và (2) thành viên là nhà đầu tư tức là thành viên nhưng không sử dụng sản phẩm, dịch vụ HTX mà đầu tư cổ phần để thu lợi nhuận. Tất cả thành viên HTX (cả thành viên sử dụng dịch vụ và thành viên là nhà đầu tư) đều có quyền biểu quyết, mặc dù điều lệ HTX có thể quy định quyền bỏ phiếu phức tạp hơn. Luật không quy định bắt buộc phải cho nhà đầu tư quyền bỏ phiếu, do đó điều lệ HTX có thể quy định không cho thành viên là nhà đầu tư quyền bỏ phiếu.

Quyền bỏ phiếu của các thành viên là người sử dụng dịch vụ HTX được tính gộp. Ví dụ, giả thiết các thành viên sử dụng dịch vụ chiếm 60 trên 100 quyền biểu quyết của HTX, và đối với một quyết định nào đó của HTX chỉ có 40 thành viên sử dụng dịch vụ HTX biểu quyết ủng hộ quyết định đó. Trong trường hợp này, dù chỉ có 40 thành viên ủng hộ quyết định nhưng được tính là cả 60 thành viên sử dụng dịch vụ ủng hộ quyết định của HTX. Bất cứ thành viên nào của HTX (thành viên sử dụng dịch vụ và thành viên đầu tư) đều có thể được bầu vào hội đồng quản trị (HĐQT). Tuy nhiên, HĐQT phải có ít nhất một thành viên sử dụng dịch vụ HTX và các thành viên sử dụng dịch vụ phải chiếm ít nhất 50% quyền biểu quyết của HĐQT. Thông qua cơ chế này, luật cung cấp căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền kiểm soát HTX của các thành viên sử dụng dịch vụ.

Lợi nhuận ròng của HTX được chia làm hai phần: một phần chia theo mức độ sử dụng dịch vụ HTX và một phần chia theo vốn đầu tư. Việc phân bổ lợi nhuận ròng của HTX cho hai phần này như thế nào do HTX quy định, tuy nhiên, luật quy định phần tiền dành để chia theo mức độ sử dụng dịch vụ của thành viên phải chiếm ít nhất 15% tổng lợi nhuận ròng phân chia.

HTX Wyoming có đủ tư cách cho việc thiết lập quan hệ đối tác, có tư cách của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc có tư cách của HTX. Việc lựa chọn tư cách nào phụ thuộc vào quyết định của HĐQT.

Ưu điểm nhất của mô hình HTX Wyoming là khả năng thu hút vốn của các nhà đầu tư bên ngoài như là các công ty đầu tư vốn mạo hiểm. Việc thu hút vốn từ nhà đầu tư bên ngoài vào HTX tạo thuận lợi cho các dự án mới trở thành hiện thực. Tuy nhiên, mô hình HTX Wyoming cũng có hạn chế. Có thể hạn chế nhất là mô hình này không được “hưởng quyền miễn trừ chống độc quyền như quy định tại Luật Capper-Volstead. Ngoài ra, nó cũng không đủ điểu kiện để nhận vốn tín dụng từ ngân hàng HTX của Hoa Kỳ (CoBank).

3. Khung pháp lý và chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTXNN Hoa Kỳ

HTXNN ở Hoa Kỳ hoạt động dưới sự chi phối của cả luật bang và luật liên bang. Các bang quy định khung pháp lý cho hoạt động của HTX. Luật liên bang liên quan nhiều nhất đến HTX ở khía cạnh chống độc quyền và chính sách ưu đãi, hỗ trợ.

Năm 1865, đạo luật thương mại HTX đầu tiên được ra đời tại bang Michigan. Sau đó, hàng loạt bang đã ban hành các đạo luật điều chỉnh hoạt động của HTX. Năm 1911, có 12 bang ban hành luật HTX đặc biệt. Sau năm 1920, rất nhiều bang đã ban hành đạo luật HTX. Các quy định cơ bản của các luật này theo nguyên tắc Rochdale. Về cơ bản, nó gồm các quy định sau: (1) HTX có thể phát hành cổ phần nhưng số lượng cổ phần năm giữ bởi mỗi thành viên là hạn chế; (2) Quyền biểu quyết gắn với tư cách thành viên chứ không gắn với số tiền đầu tư; (3) Mỗi thành viên là một phiếu bầu; (4) Các HTX tự quyết định cách thức phân chia lợi nhuận ròng.

Năm 2001, bang Wyoming đã ban hành dạo luật mới về HTX cho phép mô hình HTX Wyoming. Sau đó một số bang khác cũng ban hành các đạo luật tương tự để cho phép áp dụng mô hình HTX Wyoming như bang Minnesota (2003), Wisconsin (2004).

Ở Cấp độ chính phủ liên bang, HTXNN là đối tượng chịu chi phối bởi luật chống độc quyền Sherman, ban hành năm 1890. Đen năm 1922, đạo luật Capper-Volstead cho quyền người nông dân được thống nhất và thưomg mại hoặc chế biến sản phẩm của họ trong các HTX được miễn trừ vi phạm đạo luật chống độc quyền. Tuy nhiên, sự miễn trừ này chỉ có được khi đáp ứng đủ ba điều kiện sau: (1) Thành viên HTX phải là người sản xuất nông nghiệp; (2) HTX tuân theo nguyên tắc một thành viên là một phiếu bầu và cổ tức trên vốn của thành viên được giới hạn ở mức tối đa 8%/năm; (3) Hoạt động kinh doanh với ngoài thành viên phải nhỏ hơn 50% tổng hoạt động của HTX.

Chính phủ Hoa Kỳ có nhiều hỗ trợ cho HTXNN thông qua việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu, thông tin và tín dụng; cấp đất để xây dựng hệ thống các trường đại học có các hoạt động nghiên cứu và khuyến nông giúp lập nên nhiều HTXNN vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Năm 1914, Chính phủ Hoa Kỳ đã phê duyệt chương trình khuyến nông cho HTXNN. Đạo luật thương mại HTX năm 1926 đã mở rộng và chính thức hóa vai trò của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ và khuyến khích phát triển HTXNN. Cục HTX và Kinh doanh Nông thôn (Rural business and Cooperative Service) cũng được thành lập để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và thông tin để thúc đẩynhận thức về HTX.

Đạo luật thương mại nông nghiệp năm 1929 đã thiết lập một ủy ban Tư vấn Sản phẩm cho HTX và thành lập ủy ban Nông trại Liên bang (Federal Farm Board) chịu ưách nhiệm phát triển phong trào HTX.

Năm 1916, Chính phủ Hoa Kỳ đã phê chuẩn Đạo luật Tín dụng Nông trại (Farm Loan Act). Từ đó, ngân hàng đất liên bang đã được thành lập để cung cấp tín dụng cho việc mua đất. Đạo luật Tín dụng Nông trại (Farm Credit Act) năm 1933 giúp xây dựng Hiệp hội tín dụng sản xuất. Hiệp hội Tín dụng Sản xuất đã thiết lập 13 ngân hàng HTX (hiện nay đã được hợp nhất thành một ngân hàng gọi là CoBank) để cung cấp tín dụng cho HTX và các hộ nông dân tham gia thành lập HTX.

Nhìn chung, HTX Hoa Kỳ chịu các loại thuế và mức thuế giống như các công ty khác, như thuế thu nhập, thuế doanh thu, bảo hiểm xã hội, thuế bất động sản, thuế sở hữu cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, và bất cứ loại thuế nào mà các công ty phải trả. Tuy nhiên, cả chính quyền bang và liên bang đều có những quy định đặc biệt về ưu đãi thuế cho HTX.

Theo Bộ luật Liên bang về thu nhập nội địa, tất cà lợi nhuận của HTX được đánh thuế ở cấp độ HTX hoặc ở cấp dộ thành viên. Theo đó, nếu HTX phân chia lợi nhuận cho thành viên dựa trên cơ sở mức độ sử dụng dịch vụ HTX và có sự đồng ý của thành viên (gọi là lợi nhuận phân chia đủ điều kiện) thì HTX không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần lợi nhuận chia cho thành viên này. Theo luật thuế thu nhập nội bộ năm 1962 thì lợi nhuận phân chia đủ điều kiện đòi hỏi (a) có sự đồng ý của thành viên; và (b) ít nhất 20% số tiền lợi nhuận chia lại cho thành viên phải được trả bằng tiền mặt, và không nhiều hơn 80% còn lại được trả sau này. Từ đó, các thành viên phải ưả thuế thu nhập cá nhân cho 100% số tiền lãi được HTX chia cho. Mức 20% được giả thiết là thành viên cần ít nhất 20% tiền mặt để trả thuế.

Cơ quan thuế sẽ chấp nhận việc có sự đồng ý của thành viên khi rơi vào một trong ba trường hợp sau: (1) thành viên đồng ý bằng văn bản; (2) thành viên gia nhập, hoặc tiếp tục là thành viên của HTX có điều lệ quy định rằng tư cách thành viên gắn liền với sự đồng ý và thành viên đã nhận được một bản điều lệ; (3) thành viên tán thành và lĩnh séc tiền lợi nhuận phân chia với văn bản tuyên bố rõ ràng rằng việc tán thành và nhận séc là sự đồng ý chấp nhận tiền lợi nhuận phân chia này là thu nhập chịu thuế.

Nếu thành viên không đồng ý hoặc số tiền mặt trả cho thành viên không đủ 20%, thì số tiền lợi nhuận chia cho thành viên dựa trên mức độ sử dụng dịch vụ HTX sẽ được xem là lợi nhuận phân chia không đủ điều kiện. Trong trường hợp này, HTX phải trả thuể thu nhập doanh thu cho phần lợi nhuận chia cho thành viên và thành viên phải trả thuế thu nhập câ nhân cho phần lợi nhuận nhận từ HTX.

Lợi nhuận của HTX mà không phân chia sẽ bị đánh thuế ở tỷ lệ thuế áp dụng cho công ty. Hơn nữa, bất cứ phần lợi nhuận nào được trả như cổ tức sẽ chịu hai lần thuế: HTX trả thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi trả cổ tức vả thành viên trả thuế thu nhập cá nhân khi nhận cổ tức.

Bộ luật Liên bang về Thu nhập Nội địa cho phép HTX thương mại sản phẩm và cung cấp vật tư đầu vào có thể được hưởng một số giảm trừ thuế bổ sung. Hai trường hợp được giảm trừ là: (1) thu nhập không đến từ dịch vụ cho thành viên (ví dụ như tiền lãi gửi ngân hàng, tiền cho thuê,…) và thu nhập này được phân phối lại cho thành viên dựa trên cơ sở mức độ sử dụng dịch vụ; (2) cổ tức được trả cho cổ phiếu. Tuy nhiên, điều kiện để được giảm trừ thuế rất khó khăn, nên hầu hết các HTX thương mại sản phẩm và cung cấp vật tư đầu vào không được giảm trừ. Ví dụ, một HTX thương mại nông sản phải thực hiện kinh doanh với khách hàng không phải thành viên ít hơn 50% tổng doanh thu HTX, hoặc HTX cung cấp vật tư đầu vào nông nghiệp không được chiếm hơn 15% doanh thu với không phải thành viên.

Tóm lại, mặc dù có một vài ưu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp cho HTX ở Hoa Kỳ, nhưng điều kiện để được hưởng ưu đãi khó khăn. Về cơ bản, HTX bình đẳng với doanh nghiệp về việc đóng thuế. HTX chủ yếu nhận được hỗ trợ từ nhà nước về đào tạo, khuyến nông, nghiên cứu, thông tin và tiếp cận tín dụng ưu đãi.

4. Bài học kinh nghiệm

Hợp tác xã nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam và nhận được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Điều này được thể hiện qua nhiều văn kiện của Đảng, Chính phủ. Khung pháp lý cho hoạt động của HTX và chính sách ưu đãi, hỗ trợ thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn phát triển HTXNN ở Việt Nam thời gian qua.

Việt Nam đã thông qua Luật HTX năm 2012 theo hướng tiếp cận với các nguyên tắc của Liên minh HTX Quốc tế. Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho HTXNN như: ưu đãi thuế, tín dụng, tiếp cận đất; hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý HTX và thành viên, hỗ trợ tiếp cận khoa học công nghệ, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, áp dụng quy trình sản xuất bền vững, hỗ trợ quảng bá giới thiệu sản phẩm,… Nhờ đó, thời gian qua HTXNN của Việt Nam đã có bước phát triền mới, như nhận thức về HTX thay đổi; số lượng HTXNN tăng từ 9.628 năm 2012 lên 10.026 năm 2016; nhiều mô hình HTX điển hình về tổ chức, hiệu quả hoạt động đã xuất hiện và ngày càng có xu hướng mở rộng. Tuy nhiên, HTXNN của Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế như nhiều HTXNN hoạt động yếu kém, quy mô HTX nhỏ (vốn, doanh thu, dịch vụ cung cấp, thành viên). Những hạn chế này có nguyên nhân từ bản thân nội tại của HTX, cũng như môi trường pháp lý cho tổ chức và hoạt động của HTXNN của Việt Nam.

Từ kết quả phân tích trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ phát triển HTXNN ở Hoa Kỳ cho Việt Nam là:

Thứ nhất, môi trường pháp lý tạo thuận lợi cho HTX lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế cùa người nông dân. Họ được tự do lựa chọn giữa loại hình HTX và doanh nghiệp cũng như thuận lợi trong việc chuyển đổi từ HTX thành doanh nghiệp. Môi trường pháp lý đảm bảo HTX được đối xử bình đẳng và phải cạnh tranh với các tác nhân thị trường khác.

Thứ hai, HTX thuận lợi trong việc thu hút vốn của nhà đầu tư và mở rộng phục vụ cho khách hàng không phải là thành viên. Điều này tạo thuận lợi cho HTX mở rộng hoạt động và tăng sức cạnh tranh với các tác nhân thị trường khác.

Thứ ba, việc cho phép nhà đầu tư tham gia HTX và phục vụ khách hàng không phải là thành viên nhưng khung pháp lý vẫn đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của HTX là thành viên là chủ sở hữu, hưởng lợi ích của HTX và tự chủ.

Thứ tư, ưu đãi thuế của nhà nước chỉ dành cho phần lại nhuận phân chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ. Cách thức ưu đãi này khuyến khích HTX cung cấp dịch vụ vợi giá hợp lý cho thành viên hoặc chia phần lớn lợi nhuận cho thành viên.

Thứ năm, các quy định về ưu đãi thuế đòi hỏi HTX phải quản lý tài chính đầy đủ, công khai, minh bạch. Điều đó tạo tin tưởng cho thành viên và có căn cứ để nhà nước có thể hỗ trợ tiếp cận tín dụng.

Thứ sáu, việc cho phép thành viên chuyển nhượng cổ phần trong HTX khuyến khích thành viên phát triển HTX với mong muốn nhận được giá bán cao khi chuyển nhượng./.

Sưu tầm

Phát triển hợp tác xã ở Đức

Nước Đức được coi là một trong những chiếc nôi đầu tiên của mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) ở châu Âu. Từ những năm 40 của thế kỷ 19, Friedrich Wilhem và Schlulze-Delitz, đã có ý tưởng mô hình kinh tế HTX và thành lập, phổ biến mô hình này. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, cơ cấu kinh tế của CHLB Đức đã có những thay đổi mạnh. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đã thay thế và áp đảo kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tuy vậy, cho đến ngày nay CHLB vẫn còn có một hệ thống kinh tế HTX vững mạnh, đặc biệt tại khu vực nông nghiệp và nông thôn, đóng góp một phần đặc biệt quan trọng vào kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế quốc dân nói chung của CHLB Đức.

mpi.gov.vn

Kinh nghiệm tiêu thụ sản phẩm của Liên đoàn Hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc

Liên đoàn quốc gia HTXNN Hàn Quốc (NACF) được thành lập từ năm 1961, là tổ chức cao nhất. Từ năm 1980, hệ thống HTXNN không ngừng hoàn thiện về tổ chức và hình thức hoạt động và đến nay đã rất hoàn chỉnh. NACF có nhiều chức năng của một tổ chức kinh doanh đa ngành, từ tiếp thị sản phẩm, chế biến, cung cấp vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng, tín dụng và bảo hiểm, vận tải, lưu kho, quảng canh và các dịch vụ hỗ trợ cho 5 triệu nông dân, nắm giữ 40% thị phần nông phẩm trong nước, và là một ngân hàng có số tiền gửi lớn nhất trong nước, tổng số lao động làm việc trong các cơ sở của liên đoàn là 17.806 người và 51.231 nhân viên làm việc trong các HTX.

Là quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển ở Đông Bắc Á, một nền kinh tế công nghiệp phát triển nhưng Hàn Quốc vẫn bảo đảm công việc và thu nhập của số lao động nông nghiệp (chiếm 11,6% lao động Hàn Quốc).

Cũng như nhiều quốc gia Châu Á, các nông trại gia đình của Hàn Quốc là đơn vị kinh tế tự chủ nhưng quy mô trang trại nhỏ, bình quân chỉ có 1,3ha/hộ. Cho đến năm 1960, nông nghiệp vẫn chiếm ½ GDP của nền kinh tế và ½ lao động, nhưng đến năm 2000 chỉ chiếm 4,4% GDP, năm 2002 chiếm 3,5% và sử dụng 2,3 triệu lao động. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn là vấn đề nhạy cảm của các quốc gia công nghiệp hoá, nông nghiệp của Hàn Quốc có bước chuyển mạnh sang các hoạt động dịch vụ để nông dân tiếp cận với thị trường, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp trong nền kinh tế, có khả năng cạnh tranh với sức ép mở cửa thị trường sản phẩm nông nghiệp trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Hàn Quốc có khả năng cân đối lương thực, trong điều kiện nhu cầu lương thực giảm và đòi hỏi chất lượng lương thực cao. Việc nhập khẩu gạo phải theo cam kết WTO, tiêu dùng sản phẩm rau tăng lên và nông dân phải đối mặt với sản phẩm rau quả nhập từ Trung Quốc.

Liên đoàn quốc gia HTXNN Hàn Quốc (NACF) được thành lập từ năm 1961, là tổ chức cao nhất (HTX của các HTX ở cấp quốc gia) của HTX, liên hiệp HTXNN Hàn Quốc, được qui định trong Luật HTXNN Hàn Quốc. Từ năm 1980, hệ thống HTXNN không ngừng hoàn thiện về tổ chức và hình thức hoạt động và đến nay đã rất hoàn chỉnh. Cơ quan đứng đầu của Hệ thống là NACF, trong đó có hai nhánh là HTX cơ sở và HTX ở đô thị. Chủ nhiệm HTX do xã viên bầu. Chủ tịch và Kiểm toán viên chính của NACF do các chủ nhiệm HTX cơ sở bầu lên. Các thành viên khác của ban lãnh đạo NACF được Chủ tịch đề cử và hội nghị đại biểu của chủ nhiệm HTX cơ sở chấp thuận.

NACF có nhiều chức năng của một tổ chức kinh doanh đa ngành, từ tiếp thị sản phẩm, chế biến, cung cấp vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng, tín dụng và bảo hiểm, vận tải, lưu kho, quảng canh và các dịch vụ hỗ trợ cho 5 triệu nông dân. Hệ thống kinh doanh gồm 1.387 HTX thành viên, 500 trung tâm kinh doanh khác, nắm giữ 40% thị phần nông phẩm trong nước, và là một ngân hàng có số tiền gửi lớn nhất trong nước, tổng số lao động làm việc trong các cơ sở của liên đoàn là 17.806 người và 51.231 nhân viên làm việc trong các HTX.

1. Kinh nghiệm mở rộng chế biến sản phẩm nông nghiệp để tăng tốc độ tiêu thụ hàng nông sản
Dưới tác động của các vòng đàm phán WTO về nông nghiệp, ngành nông nghiệp Hàn Quốc phải đối mặt với thách thức khó khăn nhất từ trước tới nay. Đó là sự tràn ngập sản phẩm gạo và các nông sản khác nhập khẩu trên thị trường nội địa. Đối mặt với thực tế này, NAFC đã chủ động xây dựng một chương trình tiêu thụ sản phẩm cho mình.

Để gia tăng giá trị nông sản, tạo thu nhập và việc làm cho dân cư nông thôn và tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. Các HTX nông nghiệp của Hàn Quốc rất chú trọng đến việc nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Số lượng nhà máy chế biến nông sản tăng từ 9 (năm 1988) lên 153 (năm 1998) nhà máy chế biến nông sản hiện đại với qui mô lớn trên toàn quốc và Khoa công nghệ thực phẩm đã được thành lập tại trường Đại học HTXNN Hàn Quốc vào năm 1991 để đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực chế biến nông sản cho các HTX. Trong đó có 14 nhà máy chế biến rau, 13 nhà máy làm dưa kim chi (món đặc sản nổi tiếng của Hàn Quốc), 12 nhà máy chế biến gạo, 12 nhà máy chế biến nước uống, 11 nhà máy chế biến đậu tương, 10 nhà máy chế biến chè và 8 nhà máy chế biến ớt. Tổng doanh thu qua các hoạt động chế biến năm 1998 đạt 174 triệu USD.

Cuối năm 1993, NAFC đã thiết lập 183 điểm thu mua hàng nông sản, 116 kho bảo quản lạnh và 30 trung tâm phân loại hoa quả. Và lần đầu tiên, khu chế biến tổng hợp sản phẩm gạo bao gồm các công đoạn sấy, lưu kho, xay xát và đóng gói sản phẩm gạo sau thu hoạch được thành lập tại Dang-jin và Eui-Sung. Từ năm 1990 – 1993, số lượng các siêu thụ hàng nông sản tăng từ 38 lên 217, các cửa hàng marketing trực tiếp tăng từ 38 lên 151 và các trung tâm buôn bán tăng từ 1 lên 6. Các điểm buôn bán hàng nông sản nhỏ được thành lập ngay tại các văn phòng chi nhánh của NACF. Đến cuối năm 1998, các trung tâm trưng bày và bán buôn hàng nông sản đã được thành lập tại Yang-Jae, Chang-Dong và Cheong-Ju. Các trung tâm buôn bán đã được xây dựng ở Gun-wi vào năm 1999, và Koh-Yang vào năm 2001. Thị phần của các HTX đã chiếm tới 40% vào năm 2001.
 
Chế biến là con đường tăng giá trị nông sản, lấy lãi từ các nhà máy này để tái đầu tư cho các hợp tác xã thành viên và tăng giá trị thu mua nông sản. NACF đã tổ chức nhiều nhà máy chế biến gạo, kim chi (rau muối có gia vị), chè, đậu tương, tinh bột, tinh dầu. Với công nghệ hiện đại, sản phẩm có phong cách riêng nên thị trường của NACF đã mở rộng ra nhiều quốc gia, phục vụ món ăn kim chi, đồ uống, gạo, rau, hoa quả, sâm,…cho các hãng hàng không quốc tế như hàng Hàng không Quốc gia Hàn Quốc, Hàng không châu Á,…

2. Kinh nghiệm tiếp thị hàng nông sản của HTXNN Hàn Quốc
 
Để chuẩn bị đối phó với sự xâm nhập thị trường Hàn Quốc của các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc và để củng cố hoạt động TTSP của HTX, NACF đã tập trung phát triển hoạt động TTSP. Mở rộng thị trường nông sản là một nhiệm vụ chính của các HTXNN Hàn Quốc.

Trong NACF có Trung tâm bán buôn và phân phối nông sản chịu trách nhiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và bảo vệ thị trường. Với mục tiêu đưa sản phẩm của HTX đến với người tiêu dùng, các kênh tiếp thị được tổ chức tại các trung tâm tiêu dùng quan trọng. Hệ thống này bao gồm các tổ hợp thương mại, kho tàng hiện đại, cửa hàng bán buôn, bán lẻ, chợ nông dân.

NACF đã tổ chức hệ thống tiêu thụ gồm 99 trung tâm bán buôn nông sản, và 12 “Câu lạc bộ Hanaro” (cửa hàng giảm giá lưu kho cho các thành viên), và 2.206 “Hanaro Mart” (siêu thị cho những người không phải là xã viên) và các tổ hợp tiếp thị nông sản. Mô hình này đã giảm chi phí tiếp thị đơn lẻ, của các thành viên, mặt khác các thành viên bán sản phẩm ổn định với mức giá có lợi.

Năm 1997, NACF đổi mới phương thức bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng bằng cách xây dựng 8 tổ hợp phân phối hàng ở Xơ-Un và các thành phố lớn trên toàn quốc với vốn dầu tư lên tới 302 tỷ won, nhiều tổ hợp hoạt động có hiệu quả. Các tổ hợp này liên kết với các nhà phân phối khác cùng với công nghệ phân loại, sơ chế, bảo quản, bao gói,…

Diện tích lãnh thổ Hàn Quốc nhỏ, NACF đã tổ chức hữu hiệu cơ chế “mua tận gốc, bán tận siêu thị”, đầu tư các xe chuyên dùng cùng với các trung tâm thu mua mới. NACF quản lý một mạng lưới dịch vụ vận chuyển nông sản từ cửa nông trại đến người tiêu dùng với 1.500 ô tô chuyên dụng, 1.108 trung tâm tập trung hàng, hỗ trợ cho 20,5 ngàn nhóm vận chuyển hàng hoá của các HTXNN. Cơ chế tái phân phối lợi nhuận cho quỹ hỗ trợ vận tải hàng hóa của hợp tác xã đã làm tăng giá trị nông sản hàng hóa của hợp tác xã, tăng tỷ trọng hàng hóa của hợp tác xã chiếm đến 70% doanh số bán hàng nông sản của NACF. NACF chú trọng các nhu cầu cá biệt của khách hàng là người nước ngoài, nhu cầu trong các ngày lễ, nhu cầu của chính nông dân mỗi vùng, mở ra các kênh tiêu thụ hướng dẫn sản xuất, phân loại sản phẩm, chuẩn bị chân hàng kịp thời vụ.

Bên cạnh đó, tháng 7/1990, NACF đã thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn HTXNN Hàn Quốc như là một công ty con của NACF và mở Trung tâm buôn bán hàng nông sản tại NewYork, Hoa Kỳ và tại Fukuoka, Nhật Bản.

Doanh số nông sản của hệ thống HTXNN Hàn Quốc năm 1998 đạt tới 9,3 tỷ USD, trong đó 70% từ các HTX cơ sở. Do gắn chặt với người sản xuất, công tác kinh doanh nông sản của NACF chẳng những đáp ứng nhu cầu sống còn về tiêu thụ nông sản cho nông dân mà còn cho phép nông dân sản xuất theo đúng yêu cầu của thị trường, giảm tối thiểu chi phí lưu thông hao hụt mất mát, do đó, hiện nay, Liên đoàn quản lý một hệ thống doanh nghiệp kinh doanh nông sản lớn nhất và cạnh tranh mạnh nhất, nắm giữ 40% thị phần buôn bán nông sản trên thị trường Hàn Quốc.

mpi.gov.vn

Báo cáo về Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã tại Bang Quebec, Canađa

Bang Quebec, Canada có khu vực hợp tác xã phát triển mạnh hàng đầu thế giới và hợp tác xã có vai trò dặc biệt quan trọng về các mặt đối với phát triển của Bang Quebec nói riêng và Canada nói chung.

1. Vài nét về vai trò, ví trí của hợp tác xã tại Bang Quebec

– Canadalà quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên bang Nga, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ; về phía nam, Canada giáp với Hoa Kỳ bằng một biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới; về phía tây bắc của Canada giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ; về phía đông bắc giáp đảo Greenland (thuộc Đan Mạch); ở bờ biển phía đông có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon (thuộc Pháp). Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.

Canada là một liên bang gồm mười tỉnh và hai vùng lãnh thổ, có gần 10 triệu Km2, hiện có 33,7 triệu dân, có nền dân chủ nghị viện và chế độ quân chủ lập hiến với Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Đây là một quốc gia song ngữ với cả tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang. Canada là một trong các nước phát triển cao trên thế giới, có một nền kinh tế đa dạng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và thương mại phát triển-đặc biệt là với Hoa Kỳ. Canada là thành viên của các tổ chức G8, G-20, NATO, OECD, WTO, Khối Thịnh vượng chung, Cộng đồng Pháp ngữ, OAS, APEC, và Liên Hợp Quốc.

– Québec có diện tích gần 1,5 triệu km², tức là gần gấp 3 lần nước Pháp hay 7 lần xứ Anh, bang lớn nhất của Canada, là một quốc gia trong Canada. Hiện có khoảng 8 triệu người đang sinh sống tại Québec (tỉnh bang thứ nhì trong Canada về dân số, sau Ontorio), trong đó 80% tập trung ở các trung tâm đô thị nằm dọc theo sông Saint-Laurent. Ngôn ngữ chính là tiếng Pháp.

Theo cơ chế liên Bang, Bang Quebec có quyền tự trị lớn, chịu trách nhiệm chính trong phát triển kinh tế, đổi mới và xuất nhập khẩu, văn hóa, giáo dục, v.v. Mỗi Bang có Luật HTX riêng, gần đây có Luật HTX chung của Liên bang áp dụng cho những HTX hoạt động ở nhiều bang khác nhau.

– Ở Quebec hiện có 3.300 HTX và công ty bảo hiểm tương hỗ (trong tổng số 10.000 HTX và công ty bảo hiểm tương hỗ của Canada); 8,8 triệu xã viên( so với 8 triệu dân- tức một xã viên tham gia nhiều HTX và so với tổng số 10 triệu xã viên HTX của Canada); thu hút trên 80% nông dân tham gia HTX; tạo việc làm cho 92 ngàn lao động (trong tổng số 165 ngàn việc làm do HTX của Canada tạo ra); có tổng tài sản 173 tỷ CAD ( tương đương USD) (trong tổng số 265 tỷ CAD HTX toàn quốc); có doanh số 25,6 tỷ CAD (năm 2010). Trong khi trên thế giới có khoảng 750.000 HTX với 800 triệu xã viên, cùng với công ty bảo hiểm tương hỗ đã tạo việc làm cho trên 100 triệu người- tức tạo việc làm nhiều hơn 20% so với các doanh nghiệp đa quốc gia.

Những hợp tác xã đầu tiên dưới hình thức công ty bảo hiểm tương hỗ được thành lập vào giữa thế kỷ 19. HTX tiết kiệm và tín dụng đầu tiên được Desjardins thành lập vào năm 1900. Tiếp đó nhiều loại hình HTX khác được ra đời, như HTX nông nghiệp (1910), HTX thực phẩm (1930),…

– HTX hợp thành một khu vực/ thành phần kinh tế rất quan trọng của Canada bên cạnh khu vực tư nhân tư bản và khu vực công (nhà nước). Ba khu vực này gắn kết chặt chẽ với nhau, trong khi khu vực kinh tế công tạo ra hàng hóa, dịch vụ chung quan trọng cho nhân dân và bảo đảm “cuộc sống cùng nhau” của con người, theo đó giá trị của khu vực này theo đuổi là sự tham gia vào việc khuyến khích cải thiện các điều kiện sống cho mọi người dân; khu vực kinh tế tư nhân tạo ra hàng hóa, dịch vụ chung của cá nhân với mục đích tối đa hóa lợi ích cá nhân, theo đó giá trị của khu vực này là tham gia vào việc tối đa hóa lợi nhuận từ vốn tư bản tài chính, thì khu vực kinh tế HTX tạo ra hàng hóa, dịch vụ chung với mục đích tạo phúc lợi cho các thành viên của mình phù hợp với mục tiêu của tổ chức HTX, theo đó giá trị của khu vực này là tham gia vào việc hiện thực hóa các mục tiêu của tổ chức HTX. Như vậy, khu vực HTX là một thể chế bổ sung cho kinh tế thị trường và nhà nước trong nền kinh tế thị trường, là khu vực thứ 3 không thể thiếu được, bảo đảm xã hội phát triển hài hòa, bền vững cả về kinh tế và xã hội- chính trị.

2. Bản chất tổ chức HTX

Canada công nhận và đề cao 7 nguyên tắc HTX do Liên minh HTX quốc tế (ICA) khuyến nghị, quán triệt đầy đủ và chuyển tải tất cả nguyên tắc hợp tác của ICA vào Luật HTX của Bang; bảo đảm Luật HTX khác biệt hẳn với Luật công ty, Luật về hội, tạo điều kiện phát triển HTX thật, đích thực, nhất quyết không phát triển HTX mang tính hình thức, màu mè, giả tạo, đặt mục tiêu mỗi HTX ở Bang Quebec là thật, trong khi đó có nước có tới 35.000 HTX, nhưng chỉ có 5.000 HTX là thật.

Luật phải tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự ra đời và phát triển HTX, tuân theo các tiêu chí: Luật có những quy định chung, đồng thời có những quy định riêng cho từng loại hình HTX, như: HTX của người sản xuất, HTX của người tiêu dùng, HTX của người lao động, HTX nhà ở,…; xác định rõ chức năng của HTX, quyền, địa vị pháp lý, của HTX, thành viên HTX, liên đoàn HTX; quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của HTX đối với thành viên của mình, như: cung ứng dịch vụ, thông tin, giáo dục,…; bảo đảm khung pháp luật cho thành viên HTX, không phải cho người làm luật hay các tổ chức khác; tuân thủ đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Vậy, HTX là gì? Theo tư tưởng HTX và theo Luật HTX của Bang, thì HTX là tổ chức của nhiều cá nhân (từ hai người trở lên, trong khi công ty có thể chỉ cần 01 người) thành lập nên nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của mình. Để đáp ứng nhu cầu chung đó (là mục tiêu,là cái có trước, trong khi công ty là lợi nhuận+ vốn là mục tiêu), HTX huy động vốn (tức tài chính là cái có sau, là phương tiện) và tiến hành hoạt động kinh doanh. Như vậy, đối với HTX, nhu cầu chung và đáp ứng nhu cầu chung là cái có trước, sau đó mới tiến hành huy động vốn, nghĩa là: HTX là tổ chức đối nhân, không phải đối vốn, với mục đích đáp ứng nhu cầu thành viên, không phải kinh doanh vốn. Nói cách khác, HTX nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên bằng phương thức kinh doanh.

Bạn rất nhấn mạnh, cần phải hiểu rõ bản chất và bản sắc của tổ chức HTX, sự khác biệt của nó với tổ chức công ty. Ngay nguyên tắc đầu tiên của HTX đề cập đến sự tự nguyện tham gia HTX và yêu cầu phải sử dụng dịch vụ của HTX đối với xã viên. Tiếp đó là nguyên tắc quản lý dân chủ, mỗi xã viên có một phiếu bầu như nhau; góp vốn bằng nhau; lập quỹ dự trữ của HTX với mức tối thiểu 20% thặng dư hàng năm của HTX; phân phối thặng dư của HTX theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX; tự chủ và độc lập; giáo dục, huấn luyện và thông tin cho xã viên; hợp tác giữa các HTX; và quan tâm phát triển cộng đồng.

Do áp dụng nguyên tắc mở đối với việc kết nạp xã viên, hàng năm hoặc sau một số năm HTX có thể định giá lại mức vốn tham gia làm xã viên HTX. Đối với việc chia lãi theo mức độ sử dụng sử dụng dịch vụ của HTX, HTX có thể phân chia trực tiếp vào giá sản phẩm, dịch vụ giao dịch với xã viên. Thặng dư hàng năm sau khi trừ tối thiểu 20% trích lập quỹ dự trữ, phần còn lại phân phối cho xã viên theo cách thức sau: chia 25% ngay cho xã viên, phần còn lại cũng thuộc sở hữu của xã viên nhưng để lại trong HTX để cùng đầu tư và sẽ rút ra 10 năm sau. Nghĩa là, hàng năm xã viên được chia 25% thặng dư mình được chia của năm đó và phần thặng dư của mình để lại trong HTX cách đó 10 năm. HTX cũng có quyền để lại 100% thặng dư tại HTX mà không chia cho thành viên. Đây là hình thức huy động vốn đầu tư phát triển của HTX từ chính nội lực từ các xã viên của mình, làm lợi trở lại cho chính xã viên. Theo Luật của bạn, quỹ dự trữ là không chia, nhằm mục đích tái đầu tư cho HTX, mở rộng dịch vụ cho thành viên, thu hút thành viên mới. Thành viên ra khỏi HTX thì không được chia từ quỹ dự trữ. Do tác động kinh tế của HTX khác hẳn công ty như đã trình bày ở trên, nên chính phủ cần có chính sách hỗ trợ HTX.

Trước khi gia nhập HTX, thành viên phải được tuyên truyền về tư tưởng và Luật HTX,giúp thành viên hiểu rõ HTX khác với công ty; kêu gọi tinh thần hợp tác thông qua HTX; khuyến khích HTX liên kết với nhau thành lập liên đoàn HTX, hiệp hội HTX. Bạn nhấn mạnh sự tham gia tích cực của thành viên trong HTX với tư cách vừa là người chủ vừa là người sử dụng dịch vụ của HTX. Trước hết, thành viên phải sử dụng dịch vụ của HTX – là yếu tố quan trọng nhất, hàng đầu của tổ chức HTX; chỉ xuất phát từ nhu cầu chung về dịch vụ và sử dụng dịch vụ của HTX thì mới có cơ sở hình thành hoạt động của HTX, thặng dư HTX, tương lai của HTX. Tiếp đó, thành viên phải tham gia tài chính, tức góp vốn cho HTX để có phương tiện hoạt động kinh doanh tạo ra dịch vụ cho thành viên. Thành viên phải tham gia quyết định tất cả các vấn đề của HTX, như biểu quyết, tham gia họp, dự đại hội, kiểm soát hoạt động, tài chính của HTX. Thặng dự (lợi nhuận) của HTX hình thành từ chính việc sử dụng dịch vụ của HTX.

Quebec có truyền thống phát triển HTX lâu dài và áp dụng rất chặt chẽ các nguyên tắc HTX, ví dụ nếu xã viên không sử dụng dịch vụ của HTX mà không có lý do thì phải ra khỏi HTX, nhất là đối với HTX của người sản xuất. Tuy nhiên, quy định về tư cách thành viên có lỏng lẻo hơn đối với HTX của người tiêu dùng khi số lượng xã viên lớn và lợi ích của xã viên đã được phân phối cùng với giá dịch vụ, sản phẩm của HTX cung ứng cho xã viên, nhưng thặng dư (lãi) hàng năm của HTX lại không chia cho xã viên mà để lại trong HTX để tích lũy phát triển. Về nguyên tắc Luật không cấm HTX cung ứng dịch cho thị trường không phải thành viên, tuy nhiên HTX tập trung phục vụ thị trường thành viên cũng là nhiệm vụ rất lớn. Mặt khác, ở Quebec phần lớn HTX có số lượng xã viên đã rất lớn, gần như thu hút toàn bộ, ví dụ nông dân và đối tượng khác tham gia HTX, đồng thời các HTX liên kết vào các liên đoàn HTX- tức HTX của các HTX, nên có quy mô thị trường rất lớn. Liên đoàn HTX được phép cung ứng dịch vụ cho không phải thành viên, nhưng phải thành lập công ty trực thuộc và lượng dịch vụ cung ứng cho thị trường không phải thành viên không được quá 50% để giữ bản chất HTX.

Về loại hình HTX, Ca na da có:

– HTX của người tiêu dùng, tức HTX cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho xã viên, ví dụ HTX bán hàng tiêu dùng, HTX trong trường học;

– HTX của người sản xuất, tức HTX thu mua sản phẩm của xã viên, tiến hành chế biến, tiêu thụ ra thị trường, phát triển chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp; Xã viên là người sản xuất, sử dụng dịch vụ của HTX để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình;

– HTX của người lao động, tức HTX mà xã viên đồng thời là người lao động trong HTX, ví dụ HTX trong lĩnh vực lâm nghiệp;

– HTX của người lao động là cổ đông, tức HTX của những người làm thuê trong công ty, lập HTX để mua cổ phần của chính công ty đó; hiện có khoảng 60 HTX loại này;

– HTX đoàn kết, tức HTX cung ứng đa dịch vụ phục vụ xã viên, ví dụ trông giữ trẻ của các bà mẹ là xã viên HTX, HTX chăm sóc sức khỏe, HTX chăm sóc người cao tuổi.

Hai loại hình HTX cuối là mới phát triển gần đây.

3. Quản lý nhà nước về HTX và chính sách hỗ trợ HTX

Vụ Hợp tác xã thuộc Bộ phát triển kinh tế, Đổi mới và xuất nhập khẩu Bang Quebec là cơ quan thống nhất duy nhất quản lý tất cả HTX phi tài chính. Cụ thể là:

– Có trách nhiệm quản lý hành chính đối với Luật HTX, rà soát, sửa đổi Luật trình Chính phủ kiến nghị Quốc hội Bang sửa đổi bổ sung pháp luật về HTX nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho HTX phát triển lành mạnh.

– Ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan về HTX, phối hợp với các Bộ khác về phát triển HTX, bảo đảm Luật HTX không mâu thuẫn với các luật khác, mọi người đều có thể hiểu được bản chất tổ chức HTX. Các Bộ khác và chính quyền cấp dưới không có chức năng quản lý nhà nước về HTX, nhưng chính quyền địa phương chăm lo chung môi trường phát triển doanh nghiệp, HTX, ví dụ: khu chế xuất, cơ sở hạ tầng điện, nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho HTX, ví dụ: dành hợp đồng dịch vụ công cộng(bọc cây xanh thành phố vào mùa đông), gửi tiền vào HTX tín dụng. Vụ quan hệ với HTX thông qua Hội đồng là hiệp hội của HTX.

– Thực hiện đăng kí trực tiếp thành lập HTX (phi tài chính), tiếp nhận báo cáo hàng năm và theo dõi hoạt động của các HTX đã đăng kí; xây dựng và quản lý cơ sởdữ liệu về HTX vừa phục vụ công tác quản lý nhà nước vè HTX, nhất là đổi mới chính sách đối với HTX vừa cung cấp thông tin trở lại đối với HTX, cho công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu.

– Nghiên cứu và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trong sự phối hợp với các chương trình, chính sách hỗ trợ có liên quan, chú trọng tuyên truyền quảng bá về văn hóa HTX; cam kết sử dụng mọi nguồn lực hỗ trợ phát triển HTX. Chính sách hỗ trợ HTX của Bang có đặc điểm là: hỗ trợ trực tiếp; dựa vào kết quả; và được tiến hành bởi các tổ chức chuyên nghiệp.

Bang Quebec có đạo luật riêng về hỗ trợ HTX và các tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm các trợ giúp tài chính sau đây: bảo lãnh chi trả một phần hoặc toàn bộ các cam kết tài chính; bảo lãnh toàn bộhoặc mua lại một phần cổ phần ưu đãi; cho vay có hoặc không có lãi suất; miễn một phần chi trả khoản vay; v.v. Các ưu đãi, hỗ trợ này được Chính phủ thực hiện trực tiếp đối với HTX.

Bang Quebec có Quỹ đầu tư trực thuộc Vụ HTX- Bộ phát triển kinh tế, Đổi mới và xuất nhập khẩu Bang; Quỹtiến hành cho vay trực tiếp và bảo lãnh theo dự án đầu tư đối với HTX và các tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Một số hỗ trợ tăng cường năng lực cho HTX, như huấn luyện, đào tạo, tư vấn, Chính phủ thực hiện thông qua HTX phát triển vùng- là những HTX cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nâng cao năng lực theo nhu cầu của các HTX thành viên trong vùng. Riêng đối với đào tạo về HTX, Chính phủ thực hiện thống nhất thông qua chính sách đào tạo chung của Bang, được thực hiện tại các trường đại học. Trường đại học Sherbrook tại Bang có Viện nghiên cứu HTX và công ty bảo hiểm tương hỗ. Cơ sở vật chất và kinh phí đào tạo thạc sĩ (mỗi năm 1 lớp khoảng 25 học viên) về HTX tại Viện do Chính phủ tài trợ. Ngoài ra, Viện huy động nguồn tài trợ của HTX để thực hiện công tác nghiên cứu, tổ chức đào tạo thạc sĩ tại chức và huấn luyện ngắn hạn theo nhu cầu của các HTX theo phương thức thu phí. Cơ chế này thể hiện rõ sự gắn kết chặt chẽ giữa hỗ trợ nhà nước với đóng góp của HTX.

Ngoài ra, Chính phủ Bang còn giảm thuế đối với HTX.

Ngân sách nhà nước còn hỗ trợ cho các hiệp hội, tổ chức cộng đồng, ví dụ chi phí đi lại; hỗ trợ cho công tác thống kê, nghiên cứu, điều tra mang tính chiến lược, ví dụ điều tra về sự tồn tại hoạt động của HTX so với doanh nghiệp, về HTX thực chất.

– Tổ chức đào tạo, thông tin về Luật HTX, chức năng của HTX và quản lý HTX đối với HTX, hiệp hội HTX, bảo đảm tất cả mọi người, mọi tổ chức hiểu rõ và thống nhất, thực thi thống nhất Luật HTX.

– Là đầu mối liên kết với các cơ quan, tổ chức có liên quan về HTX, bảo đảm thông tin hai chiều trôi chảy, hiểu và hành động thống nhất, phát triển quan hệ đối tác (partnership), phát triển quan hệ quốc tế về HTX. Vụ HTX thuộc Bang tham gia vào nhiều tổ chức, như Ủy ban phát triển bền vững HTX, Ủy ban phát triển DN Quebec,…- là những tổ chức tư vấn chính phủ Quebec về chính sách, phương hướng phát triển DN, HTX.

4. Tổ chức hội của HTX

HTX của Bang tập hợp tự nguyện với nhau dưới tổ chức Hội đồng quebec về Hợp tác và tương trợ lẫn nhau (CQCM), được thành lập năm 1940, thu hút sự tham gia của tất cả HTX, liên đoàn HTX, HTX phát triển vùng, liên đoàn HTX phát triển vùng. Hội đồng có vai trò tham gia phát triển kinh tế và xã hội của Bang thông qua việc khai thác tiềm năng của phong trào HTX và tương hỗ theo các nguyên tắc và giá trị HTX do Liên minh HTX (ICA) quốc tếđề xướng. Sứ mệnh của Hội đồng là: hỗ trợ khu vực HTX hợp tác với các đối tác của họ; đại diện và bảo vệ về mặt tổng thể quyền lợi của phong trào HTX và tương hỗ tại Quebec; và thúc đẩy phát triển dựa trên HTX nhằm mục tiêu đa dạng hóa các tác động về mặt lợi ích của việc hợp tác đối với các thành viên của mình và đối với công chúng.

Ngoài Hội CQCM, còn có Hội đồng Canada về hợp tác và tương hỗ (CCCM). CCCM được thành lập năm 1946, là người pháp ngôn và đại diện cho HTX khối pháp ngữ của Canada, là thành viên của ICA. Dự kiến, hai Hội này sẽ được sáp nhập trong tương lai.

Hiện nay CQCM đề ra nhiệm vụ chủ yếu thúc đẩy phát triển phong trào HTX nhằm đáp ứng 3 vấn đề xã hội chủ yếu là: đáp ứng những thay đổi về dân số học khi dân số của Bang đang già đi nhanh; phát triển bền vững; và phân bố lại dân cư hợp lý hơn, phát triển nông thôn. Dân số già đi kéo theo hệ quả số người trong độ tuổi lao động sẽ giảm đi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng lên. Vì vậy, cần phải tạo sự quan tâm và giáo dục lớp trẻ phải quan tâm giúp đỡ người già và thúc đẩy phát triển HTX hoạt động trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm tương hỗ.Phát triển bền vững đặt ra yêu cầu phát triển bền vững cho HTX, đồng thời định hướng HTX hoạt động tích cực trong các lĩnh vực liên quan phát triển bền vững, như sản xuất và sử dụng năng lượng xanh, năng lượng sinh học, năng lượng tái sinh, v.v. Cùng với quá trình phát triển, dân số có xu hướng rời bỏ nông thôn vào thành thị. Do vậy, HTX phải hướng phát triển mạnh về nông thôn, HTX mở rộng hoạt động ở nông thôn, góp phần duy trì phân bố dân cư hợp lý. Đồng thời, CQCM đặt ra hai nhiệm vụ đối nội trọng tâm là phải tiếp tục làm rõ bản sắc tổ chức HTX và gắn kết nội bộ HTX chặt chẽ hơn nữa.

5. Một số HTX

1) Agropur:

Agropur là HTX nông nghiệp, được thành lập vào ngày 24 tháng 8 năm 1938 với 86 thành viên sáng lập là nông dân chăn nuôi bò sữa, mỗi cổ phần có giá trị 50 $ CAD. Agropur được thành lập vào bối cảnh khủng hoảng kinh tế, sản xuất nông nghiệp hết sức khó khăn, chi phí ngũ cốc tăng cao, thu nhập nông dân giảm sút. Những người nông dân đã thành lập HTX để cung ứng dịch vụ cho chính mình. Trong quá trình phát triển, cùng với việc ra đời các HTX chuyên môn hóa cung ứng đầu vào cho xã viên, Agropur tập trung chức năng thu mua sữa và chế biến sản phẩm sữa cho xã viên. Vào năm 1940, số xã viên HTX tăng lên 109, sau đó là 3.812 (năm 1960), 8.135 (năm 1980), 4.891 (năm 2000) do việc hình thành HTX mới chuyên cung ứng đầu vào, và 3.615 (năm 2008). Năm 2010, HTX có 3.459 xã viên với 365 đại biểu bầu, 15 thành viên HĐQT, thu mua bình quân 514.300 lít sữa/ 1 xã viên, doanh thu đạt 3,3 tỷ $ CAD, chế biến trên 3 tỷ lít sữa, có 27 nhà máy chế biến sản phẩm sữa tại Canada, Mỹ, Achentina với số lao động làm thuê 5.441 người. Agropur là HTX chế biến sữa lớn nhất Canada trong số 8 HTX chế biến sữa, đứng thứ 3 trong số HTX phi tài chính. HTX có 5 công ty trực thuộc. Mỗi thành viên góp vốn 100 $ CAD bảo đảm tư cách thành viên, mỗi người có một phiếu bầu như nhau. Ngoài ra, thành viên có thể mua cổ phần đầu tư của HTX. Hàng năm , thành viên được chia từ phần thặng dư (lãi) của HTX theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX, trong đó 25% được chia ngay bằng tiền mặt, 75% còn lại được để lại trong HTX dưới hình thức cổ phần đầu tư. Nguồn để lại này là rất lớn, bảo đảm HTX có đủ vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của mình, đạt 506,5 triệu $ CAD năm 2010 (vốn góp thành viên đạt 348 ngàn $ CAD, vốn góp đầu tư cổ phần thành viên đạt: 735 ngàn $ CAD).

2) La Coop:

La Coop là liên đoàn HTX nông nghiệp, hiện có 106 HTX thành viên thuộc Bang Quebec, Ontario, Maritimes với 95.000 xã viên ( trong đó 62.000 xã viên chính thức, 33.000 xã viên liên kết), 329 đại biểu bầu, 15 thành viên HĐQT; thành lập năm 1922 trên cơ sở hợp nhất 3 liên đoàn HTX nông nghiệp, ngày nay là tổ chức kinh doanh nông nghiệp lớn nhất Quebec; Doanh thu dịch vụ cung ứng cho xã viên đạt 4,1 tỷ $ CAD với 6.273 lao động làm thuê, doanh thu dịch vụ bán hàng cho xã viên đạt 2,2 tỷ $ CAD với 9.106 người lao động làm thuê năm 2010. Tất cả nông dân và HTX nông nghiệp ở Quebec là thành viên của La Coop. Năm 1992, ở Quebec có 1.000 HTX nông nghiệp, sau này hợp nhất còn 600 HTX, cũng như số lượng nông trại cũng giảm đi nhờ sáp nhập/hợp nhất. Hiện nay, Liên đoàn tổ chức 2 dịch vụ cho HTX thành viên: 1) thu mua lợn của HTX thành viên, tiến hành giết mổ, chế biến và tiêu thụ; 2) Cung ứng nông cụ và nguyên liệu vật tư đầu vào cho sản xuất chăn nuôi của các HTX thành viên, mà thực chất là của các xã viên/nông dân của các HTX thành viên. Mỗi HTX thành viên được cử một số lượng đại biểu trong liên đoàn (từ 1-15 người) tùy theo mức độ giao dịch giữa HTX thành viên với liên đoàn, với nhiệm kỳ 3 năm; mỗi đại biểu có một phiếu bầu như nhau. Liên đoàn được phép giao dịch với không phải thành viên, nhưng tỷ lệ giao dịch không được vượt quá 50% tổng giao dịch để giữ bản chất HTX. Trong khi đó HTX chỉ được giao dịch với xã viên, không được phép giao dịch với không phải xã viên. Về nguyên tắc, chỉ liên đoàn HTX nông nghiệp được chia tài sản khi giải thể, nhưng đến nay chưa có trường hợp giải thể nào. Về nguyên tắc, Liên đoàn và HTX phải cạnh tranh bình đẳng, không có chính sách khác biệt nào so với công ty, không có sự ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước. HTX thành viên góp vốn 25$ CAD, được chia lãi theo vốn góp và mức chia do HĐQT quyết định nếu hàng năm còn thặng dư; nếu ra khỏi liên đoàn thì được trả lại vốn góp và một phần khác nếu có lãi, cũng như sự đóng góp cho HTX, liên đoàn do HĐQT quyết định. Liên đoàn đóng 170 ngàn $ CAD phí hàng năm cho Hội đồng Bang Quebec về HTX và được hưởng một số dịch vụ của Hội đồng; tổ chức tập huấn cho các HTX thành viên trên cơ sở thu phí.

3) Liên đoàn HTX trường học:

HTX trường học được thành lập từ năm 1940, trong trường đại học, trung học và sau trung học, do học sinh (hoặc cha mẹ học sinh khi học sinh dưới 18 tuổi), sinh viên là xã viên, chủ sở hữu; có chức năng cung ứng dịch vụ cho thầy cô giáo và học sinh, sinh viên: thư viện, sách vở, văn phòng phẩm, thực phẩm/căng tin, tin học, in ấn, sao chụp, ký túc xá, bãi xe,…; được điều hành như một doanh nghiệp, có quản trị, kế toán, thủ thư, kĩ thuật viên chuyên nghiệp. Hiện tất cả 5 trường đại học đều có HTX trường học, thu hút gần 80 sinh viên tham gia; chỉ còn 01 trường đại học là chưa có HTX. Vốn góp của xã viên tham gia HTX là 15 $ CAD. HTX phải thuê mặt bằng, cơ sở vật chất và tự đầu tư. Nếu HTX giải thể, nếu còn tài sản thì không chia cho xã viên mà chuyển giao cho liên đoàn hoặc chính quyền. Xã viên nếu ra khỏi HTX thì chỉ được trả lại phần vốn góp nếu vốn qũy còn. Tuy nhiên, phần lớn học sinh, sinh viên khi ra trường không còn là xã viên nữa thì cũng không rút phần vốn góp, vì vốn quá nhỏ, hơn nữa họ đã được lợi nhiều trong quá trình sử dụng dịch vụ của HTX. HTX có thể kết nạp xã viên liên kết không phải là học sinh, sinh viên, giáo viên của trường, nhưng xã viên liên kết này chỉ được sử dụng dịch vụ của HTX mà không có quyền biểu quyết.

Liên đoàn HTX trường học được thành lập từ năm 1983, cung ứng dịch vụ cho HTX thành viên là chủ sở hữu của liên đoàn; có sứ mệnh phát triển lâu dài HTX trong trường học; là đại diện và bảo vệ quyền lợi chung cho thành viên; hiện có trên 60 HTX thành viên trong 90 trường; với 100 điểm phục vụ; thuê 1.500 người lao động; với 400.000 xã viên; đạt gần 120 triệu $ CAD doanh thu. Theo quy định học sinh, sinh viên từ 14 tuổi trở lên được gia nhập HTX, nếu dưới 14 tuổi thì cha mẹ thay mặt tham gia HTX. Hiện HTX trường học thu hút tới 80% học sinh, sinh viên nói tiếng Pháp tại Quebec tham giaHTX. Liên đoàn HTX chỉ cung ứng một số dịch vụ chung HTX thành viên, trước hết là dịch vụ tư vấn.

Năm 2010, Liên đoàn đạt thu nhập 16 triệu $ CAD, tổng tài sản 2,3 triệu $ CAD, thặng dư đạt 104.000 $ CAD; trong khi đó các HTX thành viên đạt 120,6 triệu $ CAD doanh thu, tổng tài sản 19 triệu $ CAD và 754.000 $ CAD thặng dư.

4) HTX phát triển vùng và liên đoàn HTX phát triển vùng:

HTX phát triển vùng được phát triển từ năm 1984, là HTX của các HTX tại một vùng (tổng số có 17 vùng), có sứ mệnh thúc đẩy phát triển HTX; cung cấp dịch vụ cho HTX về tăng cường năng lực, như: cung ứng nhân lực, tư vấn tài chính, đào tạo, huấn luyện, tổ chức; giúp các HTX liên kết, hợp tác lẫn nhau; phối hợp với Vụ HTX nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ HTX. Hiện có 11 HTX phát triển vùng, thu hút 1.200 HTX thành viên, đạt doanh thu năm 2010 là 6,2 triệu $ CAD, góp phần thành lập mới 120 HTX/năm- tức 600 HTX mới trên nhiều lĩnh vựcvà tạo ra 2.000 việc làm trong 5 năm qua. Hoạt động của HTX phát triển vùng phải dựa vào nhu cầu của HTX thành viên và sự đóng góp/trả phí của thành viên khi sử dụng dịch vụ của HTX. Về cơ cấu tài chính của HTX phát triển vùng, có 5% là đóng góp của thành viên, 25% là tự tài trợ của HTX, và 70% là hỗ trợ của Chính phủ. Thặng dư của HTX không chia cho thành viên mà để lại 100% cho HTX.

11 HTX phát triển vùng hợp tác với nhau thành lập Liên đoàn HTX phát triển vùng nhằm hỗ trợ các HTX phát triển vùng, mà xét cho cùng là các HTX thành viên; điều phối và phát triển mạng lưới HTX phát triển vùng trong việc chia sẻ nguồn lực và dịch vụ; đại diện cho các HTX phát triển vùng ở tầm quốc gia.

5) Tập đoàn tài chính Desjardins:

Tập đoàn tài chính Desjardins là một ngân hàng dựa trên nguyên tắc tổ chức HTX, hợp thành từ 877 HTX tín dụng cơ sở với người khởi nguyên là ông Desjardins lập HTX tiết kiệm và tín dụng đầu tiên ở Canada vào năm 1900. Trong số đó, 54% số HTX hoạt động theo Luật HTX của Bang, gồm 451 HTX ở Bang Quebec và Bang Ontario, 26 chi nhánh HTX hoạt động ở Bang New-Brunswick và Bang Manitoba, hợp thành mạng lưới liên bang gồm 2 tầng: HTX cơ sở và liên đoàn; 46% hoạt động theo Luật HTX của Bang và Luật HTX liên bang, gồm: 386 liên hiệp tín dụng (CU) ở cấp quốc gia, 14 CU độc lập, được cơ cấu theo nguyên tắc phân tán theo 3 tầng: cơ sở, Bang, và liên bang. Tập đoàn đạt giá trị tài sản 256 tỷ $ CAD vào năm 2010, thu hút 11 triệu thành viên. Hiện, Tập doàn Desjardins đứng thứ 6 trong hệ thống ngân hàng của Canada vàđứng thứ 112 trong hệ thống ngân hàng thế giới. Ngoài ra, tập đoàn có 5 công ty: an toàn tài chính hệ thống; bảo hiểm; cứng khoán; quản lý tài sản; đầu tư mạo hiểm.

6) Tập đoàn tài chính SSQ:

SSQ là tập đoàn bảo hiểm tương hỗ được tổ chức theo nguyên tắc HTX, tức thành viên lập ra đểhỗ trợ nhau cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho chính mình với phí bảo hiểm rẻ, tin cậy; được thành lập vào năm 1944 do bác sĩ Jacques Tremblay sáng lập giúp người dân nghèo khám chữa bệnh. Lúc đầu có 11 thành viên, 3 bác sĩ, mỗi thành viên đóng góp phí 5 $ CAD/năm và phí hàng tháng đối với mỗi gia đình là 2,6 $CAD. Ngày nay (2011), SSQ gần 1 triệu thành viên, có 1.600 người làm thuê, doanh số bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe 1,4 tỷ $ CAD, bảo hiểm đầu tư và hưu trí 749,5 triệu $ CAD, bảo hiểm tài sản và thương tật 180 triệu $ CAD.

6. Một số tổ chức hỗ trợ phát triển HTX

1) Socodeve:

Socodevi là một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1985 do một số HTX và tổ chức tương hỗ, có sứ mệnh tuyên truyền, tư vấn, chuyển giao công nghệ liên quan tới thúc đẩy phát triển HTX trên thế giới, nhằm tạo ra các HTX đích thực, bền vững thông qua cung cấp các dich vụ hỗ trợ thành lập, củng cố, phát triển HTX và tổ chức, hiệp hội tương hỗ. Hiện có 23 HTX và tổ chức tương hỗ là thành viên của Socodevi với 1,9 thành viên ở Canada, 16 tỷ $ CAD doanh thu, và 31.000 lao động làm thuê. 25 năm thành lập, Socodevi đã thực hiện 378 dự án tại 40 nước, 4 châu lục, hỗ trợ 634 tổ chức, HTX. Kinh phí hoạt động hỗ trợ quốc tế, ngoài đóng góp của các thành viên, Socodeve còn được Chính phủ Canada hỗ trợ thông qua CIDA. Socodevi đã nhiều năm hỗ trợ HTX của Việt nam và cam kết tiếp tục hỗ trợ phát triển phong trào HTX Việt nam trong thời gian tới.

2) Viện nghiên cứu HTX và tổ chức tương hỗ( IRCUS):

IRCUS được thành lập năm 1967 dưới hình thức bộ môn, sau đó được thành lập chính thức vào năm 1976, có sứ mệnh hiện thực hóa và làm rõ bản sắc HTX về các mặt quản lý và phát triển các tổ chức này thông qua đào tạo và nghiên cứu về HTX, tổ chức tương hỗ. Cơ sở vật chất, chi phí hoạt động, đào tạo do Chính phủ tài trợ. Hiện Viên có 15 nhân sự, đào tạo thạc sĩ mỗi năm một lớp cho khoảng 25 sinh viên. Ngoài ra, Viện được hỗ trợ từ phong trào HTX để tiến hành nghiên cứu về HTX; mở các lớp đào tạo thạc sĩ tại chức cho các thành viên HTX, các lớp đào tạo, huấn luyện ngắn hạn về quản lý HTX trên cơ sở thu phí. Viện đã phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu về HTX, chủ yếu ở khối nói tiếng Pháp ở Châu âu và Mỹ la tinh./.

mpi.gov.vn

All in one
Scroll to Top